Kinh tế học của việc bán vé máy bay. Tại sao cùng sử dụng một hàng ghế giá vé lại khác nhau?
Tác giảThích du lịch

Tại sao mua vé máy bay qua đại lý lại có giá tốt hơn

Bạn đã từng đi máy bay chưa? Lần tới khi bạn mua vé hãy nhớ giá tiền mà bạn trả, sau đó lên máy bay và hỏi người ngồi cạnh bạn, xem họ đã trả bao nhiêu tiền cho chiếc vé máy bay của họ. Khả năng cao là số tiền mà họ trả sẽ khác bạn thậm chi đôi khi là khác xa.

Và đây chính là một phần lý do.

Hai vé máy đều có điểm tương đồng về: hàng ghế, ngày bay, dịch vụ mà tại sao lại khác nhau. Kinh tế học của việc bán vé máy bay thật sự hoạt động thế nào?

Để hiểu được vấn đề của giá vé máy bay, đầu tiên chúng ta phải hiểu về bài toán kinh doanh của các hãng hàng không khi vận hành một chuyến bay. Các hãng hàng không sẽ cần một khoản chi phí khổng lồ về các chi phí như: phí nhiên liệu, phi sân bay, phí bến đỗ, phí bảo dưỡng, chi phí thực phẩm phục vụ, phí cho đồ dùng một lần, tiền thuê máy bay, chi phí khấu hao (nếu như họ sỡ hữu máy bay).

Trung bình vận hành một chiếc máy bay Boeing 787, một loại máy bay đường dài phổ biến tốn hơn $11.200 cho mỗi giờ bay. Để dễ hình dung, tôi ví dụ: một chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến Paris mất 13 tiếng đã tốn $134.000 của hãng bay (tương đương với gần 3,5 tỷ đồng). Với khoản chi phí vận hành khổng lồ như vậy nên biên lợi nhuận (tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu) của một hãng bay cực kỳ thấp, chỉ dao động ở mức 3% đến 7% cho các hãng hàng không truyển thống và khoảng 8% đến 15% cho các hãng hàng không giá rẻ.

Trung bình vận hành một chiếc máy bay Boeing 787, một loại máy bay đường dài phổ biến tốn hơn $11.200 cho mỗi giờ bay. Để dễ hình dung, tôi ví dụ: một chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến Paris mất 13 tiếng đã tốn $134.000 của hãng bay (tương đương với gần 3,5 tỷ đồng). Với khoản chi phí vận hành khổng lồ như vậy nên biên lợi nhuận (tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu) của một hãng bay cực kỳ thấp, chỉ dao động ở mức 3% đến 7% cho các hãng hàng không truyển thống và khoảng 8% đến 15% cho các hãng hàng không giá rẻ.

Biên lợi nhuận của các hãng bay

Khi các hãng hàng không phải hoạt động với biên lợi nhuận mỏng như vậy, điều kiện tiên quyết trong việc vận hành đó là tỷ lệ lấp đầy chuyến bay (hay gọi là Load Factor). Chỉ khi 70% ghế ngồi được lấp kín thì chuyến bay mới có lãi

Hãy nhìn vào biểu đồ load factor của các hãng hàng không Mỹ được thể hiện rõ các mùa cao điểm, đó chính là mùa Xuân, Hè, năm mới và các mùa thấp điểm.

Duy trì tỷ lệ load factor là một bài toán cân bằng, nếu hãng bay thực hiện quá nhiều chuyến bay thì số lượng hành khách trên mỗi chuyến sẽ giảm thấp và load factor sẽ giảm, đồng nghĩa với việc hãng hàng không đang hoạt động không hiệu quả. Nếu các hãng giảm chuyến bay thì load factor sẽ tăng nhưng các hãng bay cũng có thể đánh mất khách hàng của mình cho đối thủ cạnh tranh.

Để cân bằng được các yếu tố này và duy trì tỷ lệ load factor cao thì phụ thuộc vào quyết định của các hãng bay, thông thường có 2 cách để các hãng bay tối ưu hoá tỷ lệ này.

Tỷ lệ cân bằng đảm bảo Load Factor giữa hành khách và chuyến bay

Đầu tiên là một thuật toán định giá vé phức tạp, luôn luôn thay đổi theo cung và cầu của thị trường và thuật toán định giá vé máy bay theo số lượng ghế còn lại, thời gian bay, độ phổ biến của đường bay, mùa cao điểm, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trên đường bay, phí nhiên liệu vào thời điểm bán vé, giá nhiên liệu dự tínhh….

Phần nhiều yếu tố khách quan khác nằm ngoài tầm kiểm soát của các hãng bay, ví dụ như cuộc xung đột Nga – Ukraine vừa làm tăng giá nhiên liệu, vừa làm tăng vùng trời chiến sự, khiến máy bay không thể bay qua.

Thị trường bán vé máy bay là một hệ thống thích nghi phức tạp, mọi nhân tố tham gia đểu có thể gây ảnh hưởng và để duy trì lợi nhuận cho các hãng bay, giá vé máy bay cũng thay đổi tương ứng theo từng phút.

Cách thứ 2 cổ điển hơn là nếu khách hàng yêu cầu sự linh hoạt trong ngày giờ bay thì giá vé của họ sẽ cao hơn. Thông thường, du khách mua vé gián tiếp qua các công ty, đại lý du lịch, họ đi theo tour cụ thể và cố định ngày giờ bay trước hàng tháng và không đòi hỏi sự linh hoạt. Hơn nữa, các công ty du lịch họ mua vé thường xuyên và theo số lượng lớn, mỗi một vé bán ra cho hành khách theo cách này gần như chắc chắn là một ghế trên chuyến bay được lấp đầy. Đó chính là lý do tại sao mua vé theo tour du lịch luôn luôn rất rẻ. Những người tự đi du lịch hoặc đi thăm người thân hay đi công việc cá nhân thường đặt vé sát ngày bay hơn và muốn có thể đổi chuyến, đổi giờ bay. Mặc dù chỗ ngồi của họ có thể giống hệt với nhóm trên nhưng sự linh hoạt được đòi hỏi này là rủi ro cho Load factor của chuyến bay và tất nhiên hãng bay sẽ tính thêm phí để phòng ngừa cho rủi ro này.

Đối với hành khách là các cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp thì cơ quan hoặc doanh nghiệp sẽ phải trả tiền vé máy bay cho họ. Lịch công tác phụ thuộc rất nhiều vào đối tác, bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh doanh hay quá trình đàm phán nên họ sẽ đặt vé sát ngày và đòi hỏi dễ dàng dịch chuyển ngày và giờ bay. Nhóm hành khách này họ cũng yêu cầu một tiêu chuẩn dịch vụ cao hơn hoặc theo chế độ đãi ngộ của công ty, chính vì thế hàng ghế thương gia được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho nhóm hành khách này.

Tỷ lệ lấp đầy (Load factor) còn chi phối các quyết định về thiết kế máy bay, thậm chí cùng một loại máy bay nhưng các hãng bay thường có nhiều loại nội thất, thay đổi tỷ lệ hàng ghế cao cấp, phổ thông theo nhu cầu điểm đi và điểm đến.

Kinh tế học hàng không thực sự rất phức tạp, một bài viết ngắn không thể nào miêu tả hết được. Kỳ tới có gì? Các hãng hàng không giá rẻ hoạt động thế nào? Tại sao công nghiệp hàng không lại phát triển mạnh mẽ tại Dubai và Singapore? Tiềm năng phát triển ngành hàng không tại Việt Nam?

Tổng hợp thông tin NQS

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận